UPS hay
còn có tên gọi là bộ lưu điện là thiết bị quen thuộc với cuộc sống
của chúng ta ngày nay. Đây là một thiết bị rất cần trong cuộc sống
hiện nay, nhất là vào những thời điểm điện lưới gặp phải những sự
cố không mong muốn. Trong những trường hợp này chúng ta sẽ cần đến
một thiết bị bộ lưu điện, thiết bị này sẽ cung phát điện để đáp
ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị điện khi điện lưới gặp sự cố. Tuy
nhiên không phải ai trong số những người sử dụng
bộ lưu điện cũng hiểu và nắm rõ cách sử dụng bộ lưu điện.
Ở bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng bộ lưu điện
theo đúng kỹ thuật:
Trước tiên
muốn sử dụng bộ lưu điện đạt hiệu quả các bạn cần chú ý chọn vị
trí lắp đặt bộ lưu điện sao cho phù hợp với không gian làm việc cũng
như tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất đề ra. Dưới đây là một số
tiêu chuẩn định vị vị trí lắp đặt theo đúng kỹ thuật mà nhà sản
xuất đưa ra:
- UPS phải được đặt ở nơi thông thoáng,
cách xa các vật cản xung quanh từ 40cm trở lên để việc thoát nhiệt được dễ
dàng, tránh những nơi nhiều bụi bẩn, bụi kim loại.
- Đặc
biệt chú ý tránh để vật cản che khuất các lỗ thoát nhiệt của UPS
- Không
đặt UPS gần nguồn nhiệt, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào.
- Không
đặt UPS ở nơi có độ ẩm cao, gần nguồn nước, nguồn hóa chất, hơi nước biển.
Các
bạn cần chú ý và thực hiện chính xác những yêu cầu trên của nhà
sản xuất để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình
sử dụng sản phẩm.
Khi định
vị được vị trí lắp đặt phù hợp, điều tiếp theo quý khách cần chú
ý đó là vận hành bộ lưu điện. Đây là khâu quan trọng nhất trong quá
trình sử dụng thiết bị nên quý khách cần đặc biệt chú ý. Khi sản
xuất các nhà sản xuất cũng đã có sự ngâm cứu và đưa ra những quy
định, nguyên tắc vận hành của bộ lưu điện. Điều các bạn cần nắm
được đó chính là những chú ý trong quá trình vận hành thiết bị.
Cũng như cách định vị vị trí lắp đặt thì quá trình vận hành cũng
có những tiêu chí riêng mà khách hàng cần nhớ rõ:
1. Sạc
điện cho UPS trước khi sử dụng (sạc bằng điện lưới đang sử dụng).
Bạn cần chú ý một số điểm sau khi sạc điện:
- Cần
sạc UPS trước khi cắm tải vào UPS cho lần dùng đầu tiên
- Sạc
sau mỗi lần mất điện và UPS đã chạy bằng nguồn acqui
- Sau
khi bảo hành thiết bị về, bạn cũng nên sạc điện cho ups
- Trong
trường hợp UPS không sử dụng từ 1 tháng trở lên, nếu muốn sử dụng
lại bạn cũng cần sạc điện lại từ đầu cho thiết bị
2. Tắt
nguồn (OFF) UPS:
- Sau
mỗi lần sử dụng bạn nên chú ý tắt thiết bị để tránh lãng phí
cũng như giữ độ bền lâu cho thiết bị.
- Bạn
cần chú ý tắt theo đúng trình tự: Tắt (OFF) thiết bị -> Tắt (OFF) UPS
FSP -> Tắt (OFF) Cầu giao điện.
3. Nếu
bạn sử dụng UPS trong môi trường có điều hòa nhiệt độ, quý khách nên
vận hành UPS bằng acqui một lần trong chu kỳ 6 tháng/ 1 lần. Đối với
những môi trường không có điều hòa nhiệt độ thì chu kỳ này thay đổi
3 tháng/ 1 lần hoạt động bằng acqui.
4. Trong
trường hợp mất điện bạn không nên để UPS hoạt động tối đa bằng nguồn
acqui có sẵn. Bạn chỉ nên sử dụng tối đa 30 phút bằng acqui khi mất
điện. Còn với những UPS sử dụng acqui công nghiệp dung lượng lớn hơn
12V24Ah thì quý khách có thể sử dụng hơn 30 phút.
5. Khi UPS đã xả cạn ắc qui rồi thì không nên
cố khởi động lại để chạy bằng nguồn ắcqui lần nữa mà phải nạp (sạc) điện lại
ngay cho UPS trước khi dùng trở lại.
6. Không
cắm thiết bị tải như máy in, quạt, mô-tơ....vào UPS Offline có công suất
≤1000VA mà nên cắm những thiết bị này trực tiếp với nguồn điện lưới.
>>>> xem
thêm: Bộ
lưu điện 2kva tốt nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét