Bộ lưu điện Ups là thiết bị cần thiết luôn luôn
đi kèm với các thiết bị như máy tính, server, máy phân tích, máy xét nghiệm, hệ
thống camera, màn hình, và các thiết bị quan trọng khác. Ngoài mục đích lưu điện,
thì Ups còn cung cấp nguồn điện ổn định với các tính năng như chống xung lọc
nhiễu, chống sét lan truyền, ổn áp, ổn tần tự động nhằm bảo vệ thiết bị tải được
tốt nhất.
1. Bộ lưu điện được dùng khi nào?
Thông
thường khi thiết bị được nối trực tiếp đến nguồn điện, khi các sự cố nguồn điện
xảy ra như mất điện đột ngột thì thiết bị sẽ bị tắt. Nếu là máy tính thì sẽ mất
dữ liệu, nếu là máy công nghiệp sẽ làm gián đoạn dây chuyền sản xuất, nếu là
máy phân tích xét nghiệm thì hư mẫu. Ngoài ra có thể làm hư bộ nguồn của thiết
bị. Do vậy nếu các bạn muốn bảo vệ thiết bị tải, sau khi cúp điện có nguồn lưu
dự phòng thì nên dùng Bộ lưu điện
2.Nên dùng bộ lưu điện đúng công
suất, không nên cắm tất cả thiết bị vào Ups
Bình thường
ngõ ra output của ups sẽ để nhiều lỗ cắm, do vậy mà nhiều bạn cứ có bao nhiêu
thiết bị đều cắm vào hết. kết quả là Ups quá tải, mà nhiều lần như vậy dẫn đến
Ups hư hỏng. Do vậy tuyệt đối không được cắm bừa bãi thiết bị vào ups, mà chỉ cắm
thiết bị có công suất nhỏ hơn ups.
3. Thời gian hoạt động của UPS là bao lâu?
Tùy thuộc
vào mỗi loại UPS, và cách dùng của bạn mà thời gian này thay đổi rất lớn. Dung
lượng điện tích trong bình ắc- quy là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến thời gian
hoạt động của nó. Dung lượng này càng lớn thì thời gian hoạt động của bộ lưu điện
càng lâu. Thông thường, các UPS có thể hoạt động liên tục 15 đến 30 phút trước
khi cần nạp lại bình ắc-quy. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thông số thời gian hoạt
động của bộ lưu điện, là tổng công suất của các thiết bị kết nối vào UPS và dùng
đồng thời lúc cúp điện.
4.Làm sao để tính được công suất
của bộ lưu điện cần mua?
Công suất
của các bộ lưu điện tỉ lệ thuận với giá thành của chúng. Nếu bạn vì tiết kiệm
mà mua loại có công suất quá nhỏ, thì thời gian hoạt động của UPS sẽ rất ngắn, có thể không đáp ứng
được nhu cầu của bạn. Ngược lại, nếu bạn vung tay mua những dòng UPS quá mạnh,
thì chi phí sẽ đội lên quá cao, trong khi bạn có thể không bao giờ dùng đến.
Về mặc
nguyên tắc, công suất của UPS mà bạn mua tối thiểu phải bằng công suất thực mà
máy tính và các thiết bị ngoại vi mà bạn định dùng lúc cúp điện. Công suất của
bộ lưu điện được tính theo đơn vị Volt-Amps (VA), và bạn cần phải dùng một công
thức chuyển đổi để so sánh nó với công suất thực của máy tính, vốn thường được
tính bằng đơn vị Watts(W).
Bạn hãy
tính bằng cách lấy giá trị công suất của bộ lưu điện tính theo đơn vị VA nhân với
hệ số 0,7 để có giá trị công suất tính theo đơn vị W. Theo cách tính này thì một
UPS có công suất 2000(VA) * 0,7 = 1400(W) sẽ thừa sức đáp ứng cho khoảng hai
chiếc máy tính cá nhân, Router ADSL và một chiếc máy in nhỏ.
>>> xem thêm: tại sao
nên dùng bộ
lưu điện 2kva cho máy tính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét